3 thay đổi lớn
Dự thảo được đưa ra trên nội dung quan trọng từ Nghị quyết của Hội nghị TƯ 8,trong đó yêu cầu ngành GD&ĐT “Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệptrung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảmđộ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh” và “Phối hợp sử dụngkết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học”.
![]() |
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung) |
Theo dự thảo này ngoài diện học sinh được miễn thi theo quy chế thi hiện hành,có thể các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt cũng sẽ được miễn thi.Nhưng không phải tất cả những em có học bạ “đẹp” đều được miễn thi mà Bộ GD&ĐTxác định tỷ lệ miễn thi chung cho các địa phương.
Ngoài diện học sinh được miễn thi theo Quy chế thi hiện hành, Bộ GD-ĐT dựkiến miễn thi tốt nghiệp cho các học sinh có kết quả học tập, rèn luyện tốt. BộGDĐT xác định tỷ lệ miễn thi chung cho các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhàtrường - Bộ Quốc phòng (sau đây gọi là các Sở GDĐT). Năm 2014, tỷ lệ miễn thi chung tốiđa là 20%; trong các năm sau, có thể xem xét điều chỉnh tỷ lệ này.
Học sinh được miễn thi vẫn có thể đăng ký dự thi tốt nghiệp. Nếu ý tưởng nàyđược triển khai, Bộ GD&ĐT sẽ có các quy định cụ thể nhiệm vụ của cơ sở giáo dụcvà các cấp quản lý nhằm đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng cho kỳthi.
Theo dự thảo này thí sinh sẽ thi 4 môn: 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2môn còn lại do mỗi thí sinh tự chọn trong số 5 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học,Địa lý, Lịch sử. Học sinh có thể đăng ký thi môn Ngoại ngữ để được cộng điểmkhuyến khích vào điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN); có thể là: bài thi môn Ngoại ngữđạt 9,0 điểm trở lên được cộng 2,0 điểm; đạt 7,0 điểm trở lên được cộng 1,5 điểm;đạt 5,0 điểm trở lên được cộng 1,0 điểm.
Thay đổi tích cực
Ủng hộ chủ trương đổi mới của Bộ GD-ĐT, PGS Văn Như Cương, Hiệu trưởng TrườngTHPT DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng: "Nếu trước đây học sinh phải thi 3 mônbắt buộc thì nay giảm xuống 2. 3 môn còn lại học sinh không được chọn mà Bộ chọnthay. Nay các em cũng đã được tự chọn. Số môn thi giảm dẫn tới số ngày thi giảm.Đó là những dấu hiệu đáng mừng".
PGS Cương đề xuất môn Ngoại ngữ nên là môn tự chọn. Để khuyến khích thísinh thi môn này vẫn sẽ có cơ chế cộng thêm điểm cho những em điểm cao. "Nếu họcsinh đã thi 4 môn nhưng đăng ký thi Ngoại ngữ để cộng thêm điểm thì vẫn cần có 3ngày thi. Nếu thành môn tự chọn sẽ đảm bảo thi 4 môn, 2 ngày".
Điều khiến PGS Cương băn khoăn là việc các trường được xác định tỉ lệ miễnthi tốt nghiệp. "Bộ cần nghiên cứu cụ thể để tránh tình trạng những em học chưatốt chạy vào chỉ tiêu 20% này".
Còn GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nên bổ sung môn thi Ngoại ngữ vào các mônbắt buộc. Nếu năm nay nhiều thí sinh chưa chuẩn bị kịp thì có thể áp dụng nhưmọi năm là các em được thi môn khác thay môn Ngoại ngữ. Các môn khác, theo GSThuyết cũng cần được thi nhưng tổ chức rải rác trong năm học và có thể để chocác trường THPT tự tổ chức thi.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) chorằng: Để giảm áp lực cũng như giảm tiêu cực, nên giao cho các trường THPT xétcông nhận tốt nghiệp. Sau đó nhà nước tổ chức một kỳ thi để lấy đó làm cơ sởphân loại tốt nghiệp, đồng thời các trường ĐH có cơ sở tuyển sinh.
![]() |
Phòng xử án nhỏ, hàng chục SV trường ĐH Hùng Vương đứng bên ngoài theo dõi vụ kiện |
Sáng nay (20.1) Tòa Hành chính TAND TP đã đưa vụ án ông Lê Văn Lý, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Hùng Vương kiện UBND TP.HCM về việc “phế truất” chức vụ của ông Lý sai luật khi ông chưa có sai phạm gì nghiêm trọng.
Tại phiên tòa, phía nguyên đơn vẫn cho là UNBD TP đã ra Quyết định sai dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho sự tồn vong của thương hiệu ĐH Hùng Vương và uy tín cá nhân ông Lê Văn Lý.
Phía bị đơn cũng một mực cho rằng UBND TP ra quyết định là đúng pháp luật về việc công nhận HĐQT mới do ông Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch.
Cả nguyên đơn và bị đơn điều dẫn chứng, cung cấp chứng cứ để khẳng định mình đúng pháp luật.
Ông Lý cho rằng khi HĐQT mới được bầu sai luật thì không lý do gì ông phải bàn giao con dấu cho những người thực thi pháp luật sai.
Phía bị đơn, đại diện ủy quyền của UBND TP, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó GĐ Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng ông Lý chiếm con dấu gây khó khăn, thiệt hại cho sinh viên không thi cử, tốt nghiệp được và các hoạt động của nhà trường.
Em H.M, sinh viên khoa Quản trị bệnh viện, có mặt tại phiên xử, cho biết nhóm SV gần 20 người đã hủy vé tàu, vé máy bay dời sang ngày khác để theo dõi phiên xử.
“Thấy các thầy hơn 70 tuổi mà ra tòa đấu đá với nhau, em rất buồn cho số phận sinh viên của tụi em. Nhưng đây cũng là cơ hội để chúng em tiếp cận với pháp luật, pháp luật suy cho cùng là “trò chơi ngôn ngữ””-H.M bày tỏ.
Chiều nay phiên tòa tiếp tục phần tranh luận giữa nguyên đơn và bị đơn và dự kiến tuyên án...
(Theo Quốc Việt/ Một Thế Giới)
" alt=""/>Nhiều sinh viên hoãn vé tàu để xem 'trò chơi ngôn ngữ'